- SEDAN
- Hatchback
- SUV
- Đa dụng
- Bán tải
Giá tham khảo 725,000,000VND
Xem các mẫu corolla altis
Giá tham khảo 1,055,000,000VND
Giá tham khảo 668,000,000VND
Xem các mẫu hilux
Giá tham khảo 725,000,000VND
Giá tham khảo 1,055,000,000VND
Giá tham khảo 668,000,000VND
Cách đổ xăng xe ô tô, kinh nghiệm và những lưu ý khi đổ xăng dầu sau đây giúp chủ xe tránh phí tiền và gây hại cho xe.
Theo các chuyên gia, không nên đợi xe ô tô đến khi xăng sắp cạn mới đổ. Thay vào đó nên đổ xăng khi kim xăng chuẩn bị về vị trí E hay khi có điều kiện. Đây là một lưu ý khi đổ xăng ô tô quan trọng cần biết.
Vì nếu xe vận hành trong điều kiện nhiên liệu gần cạn thì sẽ rất hại cho động cơ cũng như các hệ thống liên quan. Bởi nhiều chi tiết trong hệ thống động cơ được thiết kế để luôn ngập trong nhiên liệu như bơm nhiên liệu, kim phun, hệ thống đường ống… Nếu không không khí sẽ lọt vào và dễ gây hư hại.
Mặt khác, khi xe gần cạn xăng, động cơ sẽ sử dụng lượng xăng tồn dự trữ. Đây không phải là lựa chọn tối ưu. Bởi nếu đáy bình xăng bị đóng cặn bẩn thì lượng xăng bẩn này sẽ gây áp lực cho lọc xăng. Trong trường hợp cặn bẩn không được lọc sạch, xăng bẩn đi vào buồng đốt thì quá trình đốt cháy sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm hiệu suất động cơ. Nghiêm trọng hơn có thể làm giảm tuổi thọ, gây phá huỷ các chi tiết bên trong động cơ.
Ngoài ra, nếu đổ xăng khi bình xăng cạn, dòng chảy của xăng sẽ mạnh hơn, áp suất lớn hơn dễ khiến xăng bị giãn nở thể tích. Đây chính là lý do vì sao nhiều người có thói quen đổ xăng dù xăng còn 1/3 hay 1/2 bình.
Theo các chuyên gia nên đổ xăng vào buổi sáng và tối, tránh đổ xăng vào buổi trưa. Bởi xăng có đặc tính giãn nở theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ càng cao thì xăng càng giãn nở và ngược lại. Do đó đổ xăng khi trời mát sẽ có lợi hơn. Tuy mức chênh lệch này không lớn nhưng cũng đáng để áp dụng và dần tạo thành thói quen.
Vào đầu năm 2021, hàng loạt vụ việc xăng lậu, xăng giả kém chất lượng được cơ quan điều tra phát hiện. Trước tình trạng phức tạp trên thị trường xăng dầu, người dùng cần sáng suốt lựa chọn nơi đỗ xăng uy tín, ưu tiên trạm xăng của các thương hiệu lớn.
Theo một số kinh nghiệm đổ xăng, bạn có thể kiểm tra chất lượng xăng bằng cách nhỏ vài giọt xăng lên tờ giấy trắng. Nếu thấy sau khi bay hơi, giấy đọng lại cặn bẩn thì khả năng cao xăng đã bị pha. Để biết trạm xăng có đổ thiếu hay không có thể so sánh giữa các lần mua xăng nếu bạn chạy tuyến đường đi làm cố định. Căn cứ vào số lít tương ứng số km đi được giữa các lần mua xăng, để từ đó chọn được trạm xăng đáng tin cậy. Đơn giản hơn có thể kiểm tra một trạm xăng đổ đủ hay thiếu bằng cách mua xăng chứa vào chai nước suối 1,5L hoặc can nhựa có thang đo lít.
Nếu không biết trạm xăng nào đáng tin cậy thì có thể chọn trạm xăng mà có nhiều xe khách, xe taxi… chọn đổ. Bởi các bác tài thường có kinh nghiệm trong việc lựa chọn trạm xăng dầu.
Trước những chuyến đi xa, người lái cũng nên chủ động đổ xăng tại các trạm xăng dầu quen từ trước. Hạn chế đổ xăng dọc đường để tránh chọn nhầm trạm xăng kém chất lượng, trạm xăng có nhân viên gian lận…
Tuy có quy định đồng hồ phải trả về “0” trước khi đổ nhưng cũng có trường hợp nhân viên không tuân thủ, đổ liên tiếp cho nhiều khách hàng. Điều này gây khó khăn trong việc theo dõi và tính toán lượng xăng thực tế bơm được. Mặt khác thường có sai số giữa các lần bơm nên bạn có thể sẽ là người chịu thiệt. Do đó hãy yêu cầu nhân viên trả đồng hồ về “0” trước khi bơm.
Có nhiều trường hợp nhân viên đổ xăng “giở trò”, nhân lúc khách hàng không để ý mà bơm thiếu xăng. Do đó trong khi bơm xăng, bạn nên liên tục theo dõi đồng hồ ở trụ xăng. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện nếu có dấu hiệu gian lận.
Theo khuyến cáo của Viện dầu khí Mỹ API – American Petroleum Institute, khi đổ xăng ô tô cần tuân thủ 3 nguyên tắc: tắt máy xe, không hút thuốc và không vào xe nếu đã bước ra ngoài cho đến khi đổ xăng xong.
Khi đổ xăng, lượng xăng từ vòi bơm gần như chiếm chỗ của phần hơi xăng có sẵn trong bình. Do đó hơi xăng bị đẩy thoát ra ngoài. Nếu động cơ xe vẫn hoạt động, truyền nhiệt đến hệ truyền động, tia lửa điện gặp hơi xăng có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Theo API, đây là một trong các nguyên nhân gây cháy nổ ở trạm xăng, đặc biệt nguy cơ cao với các dòng xe ô tô đời cũ. Vì thế nên tắt máy xe khi đổ xăng.
Với khuyến nghị này, nhiều người cho rằng tắt máy sẽ khiến xe hao xăng hơn. Vì tắt máy thì cần phải tắt luôn điều hoà xe. Sau đó nổ máy, điều hoà phải mất thời gian để làm lạnh lại. Bên cạnh đó, việc nổ lại máy xe cũng gây hao tốn nhiên liệu.
Trước ý kiến này, các chuyên gia khẳng định thời gian đổ xăng không quá lâu, thực tế chỉ tầm vài phút. Trong thời gian ngắn này, nhiệt độ xe sẽ không hạ quá nhanh. Mức nhiệt này vẫn đảm bảo mang đến cảm giác dễ chịu cho hành khách ngồi bên trong. Và cũng không đòi hỏi điều hoà phải làm việc “vất vả” khi bật trở lại. Lượng xăng tiêu tốn khi máy xe chạy không tải trong lúc chờ đổ xăng cũng tương đương với khi đề nổ lại máy.
Khi để xe nổ máy lúc đổ xăng, tuy nguy cơ cháy nổ là không quá cao, nhưng không phải là không có. Vì thế tốt nhất nên tắt máy khi đổ xăng để tránh nguy cơ này.
Theo các chuyên gia, đổ đầy bình xăng ô tô sẽ gây áp lực không cần thiết lên bình chứa. Chưa kể nhiệt độ có thể làm xăng bị giãn nở.
Xăng có đặc tính dễ bay hơi. Để hạn chế xăng thoát hơi ra ngoài, các nhà sản xuất ô tô bố trí một bầu lọc than hoạt tính giúp thu gom hơi xăng và đưa chúng trở lại vào buồng đốt.
Nếu đổ xăng đầy bình, hệ thống thu hồi hơi xăng sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Bởi khi này bầu lọc than hoạt tính phải hút nhiên liệu lỏng. Bên cạnh đó, xăng đầy bình còn dễ làm giảm tuổi thọ các linh kiện do không có chỗ cho không khí bay hơi. Do đó không nên đổ xăng quá đầy bình để các tránh lãng phí không cần thiết.
Xăng A92 và A95 (hay RON 92 và RON 95) khác nhau ở chỉ sốc Octane. Theo đó con số 92 hay 95 chính là chỉ số Octane. Đây chỉ số này thể hiện khả năng chống kích nổ của xăng. Chỉ số Octane càng lớn thì khả năng chống kích nổ xăng càng tốt và ngược lại. Chỉ số Octane cũng tỷ lệ thuận với tỷ số nén. Chỉ số Octane càng lớn động cơ sẽ càng hoạt động trơn tru hơn, xe chạy êm hơn.
Khác với xe máy, xe ô tô không cần chọn xăng theo tỷ lệ nén. Hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều được nhà sản xuất tính toán và thiết kế phù hợp để sử dụng xăng A92 hay A95 và cả xăng sinh học E5. Tuy nhiên với câu hỏi ô tô nên đổ xăng A95 hay A92 sẽ tốt hơn, thì câu trả lời thường là A95.
Theo các chuyên gia, xăng A95 có khả năng chống kích nổ tốt hơn. Điều này giúp hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy đúng thời điểm, nhiên liệu được đốt cháy đều, cháy triệt để… Nhờ đó, động cơ vận hành mượt mà và bốc hơn. Nếu sử dụng xăng có chỉ số Octane thấp, đôi khi sẽ gặp hiện tượng xe kêu cục cục, giật cụ… Đây chính là lý do một số hãng xe lớn khuyến khích khách hàng sử dụng xăng A95.
Trong phần Hướng dẫn sử dụng xe, nhà sản xuất thường có đề cập rõ vấn đề sử dụng nhiên liệu cho xe. Nếu nhà sản xuất dùng từ “khuyên” dùng xăng 95 thì nghĩa là xe vẫn có thể sử dụng xăng 92 nhưng nên ưu tiên xăng 95. Còn nếu dùng từ “yêu cầu” hay “khuyến nghị” dùng xăng 95 trở lên thì nên tuân thủ để đảm bảo hiệu suất động cơ ở mức tốt nhất. Khuyến nghị này thường gặp ở các dòng xe hạng sang.
Không nên đổ lẫn xăng A92 và A95 hoặc lúc đổ xăng loại này, lúc đổ xăng loại kia. Điều này ảnh hưởng không tốt đến động cơ vì động cơ liên tục thay đổi trạng thái làm việc khác nhau. Nếu gặp tình huống khẩn cấp không tìm được trạm xăng có loại xăng xe mình thường đổ, thì vẫn có thể tạm thay thế qua lại giữa xăng A92 và A95. Tuy nhiên chỉ trong tình huống cấp bách, không nên để điều này diễn ra thường xuyên.
© Bản quyền thuộc về Công ty ô tô Toyota Việt Nam